Trám răng là kỹ thuật điều trị nha khoa tổng quát được nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là với trường hợp bị sâu răng hoặc răng mẻ vỡ. Vậy trám răng bao nhiêu tiền? Chi phí trám răng mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này ngay sau đây nhé!
Trám răng bao nhiêu tiền?
Bạn đang tìm hiểu về kỹ thuật trám răng và chưa biết trám răng bao nhiêu tiền? Liệu trám răng có mất nhiều tiền hay không? Thực tế chi phí trám răng được cho là khá thấp, thông thường chỉ dao động từ 200.000 – 400.000 VNĐ tùy vào vị trí và mức độ tổn thương của răng.
Để biết chính xác trám răng bao nhiêu tiền, bạn cần dựa vào 2 yếu tố dưới đây:
1. Tình trạng của răng
Trám răng bao nhiêu tiền phụ thuộc khá nhiều vào mức độ tổn thương của răng. Và tất nhiên răng bị mẻ, vỡ hay sâu răng lỗ to khi trám răng sẽ tốn nhiều chi phí hơn răng chỉ bị mẻ, vỡ ít hoặc mới chớm sâu.
2. Vật liệu trám răng được sử dụng
Có hai dòng vật liệu được sử dụng chủ yếu để trám răng là miếng trám thường và miếng trám thẩm mỹ. Trám răng bao nhiêu tiền sẽ được quyết định sau khi khách hàng chọn vật liệu hàn trám.
Bên cạnh tình trạng răng và vật liệu hàn trám được sử dụng thì tay nghề và trình độ của bác sĩ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề trám răng bao nhiêu tiền vì đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tính thẩm mỹ và độ bền của miếng trám.
Khi nào cần trám răng?
Bên cạnh thắc mắc: Trám răng bao nhiêu tiền? Rất nhiều bạn khi mới tìm hiểu về kỹ thuật trám răng thẩm mỹ đã phân vân không biết trám răng phù hợp với nhóm đối tượng nào? Khi nào nên trám răng? Nếu bạn có thắc mắc tương tự, hãy tham khảo gợi ý ngay sau đây nhé!
Trám răng được hiểu đơn giản là sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy cấu trúc răng bị thiếu hoặc bị tổn thương, tổn thương này có thể do răng bị mòn, mẻ do chấn thương hoặc sâu răng. Các thuật ngữ “phục hồi răng sâu” hay “hàn răng sâu” xét về cơ bản đều đang nói đến trám răng thẩm mỹ.
Dưới đây là những trường hợp nên trám răng:
- Răng bị sâu, mẻ, vỡ.
- Giảm ê buốt răng khi lớp ngà răng bị lộ ra ngoài do răng bị mòn.
- Ngăn ngừa sâu răng phát triển.
- Răng thưa.
Lưu ý: Trám răng sử dụng vật liệu nhân tạo “dán” lên bề mặt răng nên chỉ có tác dụng tối ưu cho những tổn thương cấp độ nhẹ, trường hợp mẻ, vỡ răng hoặc răng thưa kẽ hở lớn, bạn nên tham khảo những kỹ thuật phục hình khác để đem lại kết quả tối ưu.
Trám răng có giữ được mãi không?
Trám răng bao nhiêu tiền? Trám răng có để được mãi không? Câu trả lời là Không. Miếng trám không thể bám vĩnh viễn trên răng mà sẽ bị bào mòn theo thời gian, tùy vào vật liệu hàn trám mà miếng trám có thể duy trì trong 2 – 3 năm.
Để hiệu quả trám răng duy trì được lâu dài, bạn không nên xem nhẹ quá trình chăm sóc sau điều trị, dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần tuân thủ sau khi trám răng:
- Không nhai thức ăn trong vòng 2 giờ sau khi trám răng để đảm bảo miếng trám bám chắc chắn vào răng.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá dai hoặc cứng vì chúng có thể làm tổn thương vết hàn răng.
- Súc miệng, đánh răng sạch sẽ hàng ngày.
3 vật liệu trám răng bạn cần biết
Không chỉ giải đáp thắc mắc: Trám răng bao nhiêu tiền, chúng tôi còn bổ sung thông tin về 3 loại vật liệu trám răng với ưu – nhược điểm cụ thể để bạn dễ dàng lựa chọn:
1. Trám răng bằng kim loại – Amalgam
Đây là vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến từ những năm 1800, nó là một dạng hợp kim kim loại bao gồm bạc, thiếc, đồng trộn với nhau.
Ưu điểm
- Độ bền cao, dễ sử dụng, ít đòi hỏi kỹ thuật.
- Chi phí thấp.
Nhược điểm
- Màu sắc khác biệt với răng, không đảm bảo thẩm mỹ.
- Thực hiện không cẩn thận có thể gây nguy hiểm vì miếng trám amalgam có chứa hỗn hợp thủy ngân.
2. Trám răng GIC
Đây là loại vật liệu thường được sử dụng trong kỹ thuật trám răng sữa từ những năm 1900.
Ưu điểm
- Sử dụng tốt trong các lỗ sâu răng lớn của răng sữa.
- Ít gây kích ứng hay nhạy cảm.
- Là vật liệu có thể ngăn ngừa sâu răng bằng cách giải phóng florua vào các vùng trong hốc răng.
Nhược điểm
- Dễ bị bào mòn, độ bền kém.
- Bị hòa tan theo thời gian khi tiếp xúc với nước bọt.
3. Trám răng Composite
Đây là vật liệu trám răng thẩm mỹ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với cấu tạo gồm nhựa Composite và thủy tinh.
Ưu điểm
- Màu sắc tương đồng với răng.
- Độ bền tương đối cao.
- Bảo tồn men răng tối đa.
- Có thể sử dụng ở mọi vị trí răng.
Nhược điểm
- Cần nhiều thời gian điều trị và chi phí cao hơn hai vật liệu nêu trên.
- Có thể gây ê buốt nếu trám gần tủy răng hoặc trám răng sâu lỗ to.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc: Trám răng bao nhiêu tiền? Hy vọng thông tin này hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc về dịch vụ trám răng, đừng ngần ngại gọi điện cho Worldwide để được giải đáp sớm nhé!
Chi tiết hơn về bảng giá trám răng hiện nay: