Răng khểnh là gì? Răng khểnh và răng nanh có giống nhau hay không? Răng khểnh đẹp hay xấu? Có nên nhổ răng khểnh hay không?…Có khá nhiều thắc mắc về chủ đề “răng khểnh” được đặt ra, do đó trong bài viết dưới đây, Bệnh viện thẩm mỹ Worldwide sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vấn đề này.
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh là những chiếc răng số 3 trên cung hàm, tuy nhiên chúng không mọc thẳng, đều, với những chiếc răng còn lại mà mọc lệch ra khỏi cung hàm.
Tại Việt Nam, răng khểnh được xem là một nét đẹp duyên dáng, không phải ai cũng có được, tuy nhiên theo quan niệm của một số nước phương Tây, răng khểnh lại được xem là điều không may mắn, vì nó giống như những chiếc răng nanh của ma cà rồng, thậm chí có một vài nơi không cho người có răng khểnh nhập cảnh vì cho rằng những người có răng khểnh sẽ mang đến điều xấu vào đất nước của họ.
Lý do hình thành nên răng khểnh
Tại sao lại có răng khểnh? Lý do hình thành răng khểnh là gì? Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự, hãy tham khảo nội dung dưới đây, bạn sẽ biết được những nguyên nhân chính của việc hình thành răng khểnh:
1. Răng sữa mất quá sớm
Răng sữa mất quá sớm là một trong những lý do xuất hiện răng khểnh. Tuy chiếc răng này chỉ gắn bó với chúng ta trong 10 năm đầu đời nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn, giúp định hướng và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Thông thường, thời gian thay răng nanh sữa sẽ là 10 – 12 tuổi, nếu răng nanh sữa rụng trước hoặc sau khoảng thời gian này quá lâu, các răng nanh vĩnh viễn có thể mọc chen lấn, từ đó hình thành răng khểnh.
2. Di truyền
Theo các nghiên cứu khoa học, hàm răng của bố mẹ là tính trạng dễ di truyền nhất, điều này lý giải cho việc các gia đình có ông bà hay cha mẹ có răng khểnh thì khả năng các thế hệ sau cũng sẽ có răng khểnh.
3. Thói quen xấu
Thói quen xấu từ nhỏ cũng là nguyên nhân tạo ra răng khểnh, những tật xấu như: thường xuyên mút tay, nghiến răng hoặc đẩy lưỡi có thể khiến răng nanh dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, khiến vòm hàm hẹp dần, tạo thành những chiếc răng khểnh.
Vị trí và vai trò của răng khểnh trên hàm răng là gì?
Răng khểnh là chiếc răng ở vị trí số 3, thuộc vào nhóm răng nanh, chúng có hình dáng nhỏ, đầu nhọn, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 12 – 13 tuổi, răng khểnh có thể mọc ngay tại vị trí răng số 3 với đầu chếch ra ngoài hoặc mọc lệch lên trên, do sự sắp xếp sai lệch của cung hàm.
Răng khểnh có thể xuất hiện ở hàm trên hoặc hàm dưới, có những trường hợp, răng khểnh mọc cùng lúc ở 2 hàm, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt.
Vậy răng khểnh có chức năng gì?
Trên khuôn hàm, mỗi chiếc răng đều giữ chức năng cụ thể, trong đó: Răng cửa có nhiệm vụ cắn, giữ thức ăn, răng nanh có nhiệm vụ xé thức ăn, còn răng hàm giữ nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn thành các phần nhỏ trước khi chuyển sang cơ quan tiêu hóa.
Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch, có những chiếc răng khểnh mọc chếch hẳn so với những chiếc răng khác trên cung hàm, do đó những chiếc răng khểnh không còn giữ được chức năng của mình, đôi khi còn gây ra tình trạng sai khớp cắn,…
Răng khểnh khi xuất hiện có thể làm nụ cười của chúng ta trở nên duyên dáng hơn, tuy nhiên răng khểnh mọc tại vị trí bất thường trên cung hàm, do đó ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng.
Do mọc không đúng vị trí trên cung hàm nên răng khểnh còn làm giảm sức nhai, tạo khoảng trống khiến thức ăn dễ tích tụ, nhồi nhét, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng sâu răng, viêm nha chu,…
Điểm khác nhau giữa răng nanh và răng khểnh
Răng nanh và răng khểnh có phải là một? Răng nanh và răng khểnh có giống nhau hay không? Điểm khác nhau giữa răng nanh và răng khểnh là gì?…Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm, vì trên thực tế không phải ai cũng biết, răng khểnh và răng nanh đều là tên gọi của cùng một chiếc răng.
Răng khểnh hay răng nanh đều là những chiếc răng số 3 trên cung hàm, tính từ vị trí răng cửa vào trong, dựa vào cách mọc, hướng mọc và độ ổn định trên cung hàm, người ta sẽ phân biệt những chiếc răng này thành răng khểnh hoặc răng nanh, tuy nhiên, bản chất của răng khểnh hay răng nanh vẫn là cùng một loại răng.
Với những trường hợp răng số 3 mọc bình thường, đúng vị trí trên cung hàm, người ta sẽ gọi nó là răng nanh, ngược lại, nếu chiếc răng này mọc lệch hoặc chếch khỏi vị trí của mình, nó sẽ được gọi là răng khểnh.
Để nhận biết chính xác, đâu là răng khểnh, đâu là răng nanh, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Răng nanh | Răng khểnh |
|
|
Với những phân tích bên trên, chúng ta có thể thấy, thực chất răng khểnh và răng nanh đều là chiếc răng số 3 trên cung hàm, chúng chỉ khác nhau ở hướng mọc, răng khểnh chính là tên gọi của răng số 3 mọc lệch, không đúng với vị trí bình thường.
Răng khểnh đẹp hay xấu?
Răng khểnh khi xuất hiện trên hàm răng tạo nên nét đẹp duyên dáng cho người sở hữu, đặc biệt là nữ giới, tuy nhiên cũng có những chiếc răng khểnh mọc lệch quá nhiều hoặc trên một hàm răng xuất hiện nhiều răng khểnh, điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến vẻ đẹp của mỗi người.
Bên cạnh đó, răng khểnh khi xuất hiện tại từng khuôn miệng sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ khác nhau, có những người rất hợp với răng khểnh và ngược lại, có những người lại không hợp với chiếc răng này. Do đó, răng khểnh đẹp hay xấu còn phụ thuộc vào cấu trúc, mức độ mọc lệch của răng cũng như khuôn miệng và cấu tạo gương mặt của mỗi người.
Răng khểnh được đánh giá là đẹp khi tạo nên nét duyên dáng cho người sở hữu, thông thường để đạt được điều này, răng khểnh phải mọc cân đối, với kích thước vừa phải, không quá nhọn hay nhô cao so với khuôn hàm, giúp gương mặt trở nên hài hòa, ưa nhìn.
Răng khểnh xấu là những chiếc răng khểnh xuất hiện với các đặc điểm sau:
- Răng quá nhọn hoặc mọc quá chìa ra ngoài.
- Răng mọc chen chúc với các răng khác.
- Răng khểnh mọc làm sai khớp cắn, làm mất cân đối giữa hai hàm.
- Răng khểnh ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn.
- Răng khểnh khiến thức ăn bị mắc lại, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng,…
Trên thực tế, răng khểnh là một dạng sai lệch trên cung hàm, một số trường hợp, răng khểnh mọc khá đều đẹp, nhưng cũng có không ít trường hợp, răng khểnh mọc chếch ra ngoài quá nhiều, làm gương mặt trông kém duyên, vậy có nên nhổ răng khểnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Có nên nhổ răng khểnh không?
Có nên nhổ răng khểnh hay không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, vậy lời khuyên cho những người đang sở hữu răng khểnh là gì?
1. Ảnh hưởng của răng khểnh đến sức khỏe, hệ tiêu hóa
Thực chất, răng khểnh có những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe răng miệng, vì nó tạo điều kiện để thức ăn thừa tích tụ, lâu dần sẽ tạo thành các mảng bám cứng đầu, làm ảnh hưởng đến chân răng, men răng, gây ra một số bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu,…
Răng khểnh vốn là những chiếc răng nanh, có nhiệm vụ xé thức ăn, hỗ trợ các răng còn lại trong quá trình nghiền thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hóa, tuy nhiên do mọc lệch, răng khểnh thường không đảm bảo được nhiệm vụ của mình, về lâu dài sẽ khiến hàm răng lệch lạc, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Bên cạnh đó, những chiếc răng khểnh thường mọc chếch ra bên ngoài nên rất dễ gây tổn thương cho khoang miệng khi có va chạm từ bên ngoài. Để đưa ra quyết định có nên nhổ răng khểnh hay không, chúng ta cần xét đến tình trạng răng của mỗi người cũng như cần có sự tư vấn từ chuyên gia.
2. Trường hợp không cần nhổ răng khểnh
Nếu răng khểnh xuất hiện nhưng không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, không gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, chúng ta không nhất thiết phải nhổ bỏ mà có thể giữ lại, tuy nhiên cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng hợp lý cho răng.
3. Trường hợp cần nhổ răng khểnh
Một số trường hợp được chỉ định để nhổ bỏ răng khểnh bao gồm:
- Răng khểnh là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy răng,…
- Răng khểnh gây ra bệnh lý răng miệng và lây lan sang các răng xung quanh.
- Răng khểnh mọc quá lệch so với các răng xung quanh, cản trở, gây khó khăn cho việc ăn uống.
- Răng khểnh quá lớn so với các răng xung quanh,…
Tại sao có người muốn trồng răng khểnh giả?
Răng khểnh là chiếc răng tạo nên nét đẹp duyên dáng cho gương mặt, do đó, không khó hiểu khi có nhiều người muốn sở hữu răng khểnh.
Với công nghệ nha khoa thẩm mỹ ngày càng phát triển, kỹ thuật trồng răng khểnh đã ra đời, thỏa mãn nhu cầu muốn sở hữu răng khểnh của nhiều người.
Để thực hiện kỹ thuật trồng răng khểnh, bác sĩ sẽ mài bớt hai răng nằm cạnh răng nanh, sau đó mài nhỏ cùi răng nanh và tiến hành lắp mão sứ lên trên. Mão sứ được lắp trên răng nanh với hình dáng tương tự như những chiếc răng khểnh thông thường, do đó đem lại hiệu ứng thẩm mỹ khá tốt.
Có nên trồng răng khểnh hay không?
Việc tạo ra một chiếc răng khểnh trên cung hàm là điều không khó với các kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại, tuy nhiên có nên trồng răng khểnh hay không lại là vấn đề khác.
Trồng răng khểnh không khó, tuy nhiên, chiếc răng khểnh có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng, ngoài ra, kỹ thuật trồng răng khểnh buộc phải tác động lên cấu trúc răng thật, do đó nếu muốn bảo tồn răng thật, tốt nhất bạn không nên áp dụng phương pháp này.
Nếu vẫn muốn sở hữu một chiếc răng khểnh nhân tạo, bạn nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ đảm bảo các yếu tố như:
- Đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.
- Sử dụng vật liệu chính hãng, đạt chuẩn, có độ bền cao.
- Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ phẫu thuật tân tiến,…
Phương pháp điều chỉnh răng khểnh hiện nay
Hiện nay, có khá nhiều hình thức thẩm mỹ nha khoa đã ra đời, do đó không nhất thiết phải nhổ bỏ răng khểnh mà có thể áp dụng các phương pháp này để bảo tồn răng.
Với các trường hợp răng khểnh mọc lệch quá nhiều, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe, hay đơn giản là khách hàng không muốn có răng khểnh, có thể cân nhắc đến 1 trong hai phương pháp dưới đây để điều chỉnh răng, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
1. Bọc sứ cho răng khểnh
Bọc sứ cho răng khểnh là phương pháp được khuyên dùng cho những người có răng khểnh mọc lệch mức độ thấp, để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng mà lắp mão sứ lên trên để phục hình cho răng khểnh.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng và chi phí hợp lý, tuy nhiên bọc sứ cho răng khểnh vẫn tồn tại một số hạn chế như: ảnh hưởng đến độ chắc của răng, không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng,…
Đặc điểm của kỹ thuật bọc sứ cho răng khểnh:
- Phù hợp cho những trường hợp bị khểnh nhẹ, mức độ lệch lạc không quá lớn.
- Thời gian phục hình răng tương đối nhanh, chỉ mất từ 2 – 4 ngày để cải thiện.
- Mang lại giá trị thẩm mỹ cao, răng sứ có màu sắc khá tương đồng với răng thật.
- Cải thiện được tình trạng xỉn màu, ố vàng trên răng.
- Chi phí bọc răng sứ rẻ hơn niềng răng khá nhiều.
- Thời gian sử dụng của răng sứ là có giới hạn, tùy vào loại răng mà độ bền có thể duy trì được từ 10 – 20 năm.
2. Niềng răng khểnh
Niềng răng là kỹ thuật được áp dụng để điều chỉnh những chiếc răng khểnh mọc lệch nhiều, phương pháp này có hiệu quả cao, ít xâm lấn đến răng thật, an toàn với sức khỏe, tuy nhiên lại có chi phí cao hơn bọc răng sứ, thời gian điều trị cũng lâu hơn khá nhiều.
Niềng răng khểnh là quá trình sử dụng bộ khí cụ để đưa răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm, thông qua quá trình này, bác sĩ sẽ phát hiện các sai lệch trên khớp cắn và điều chỉnh kịp thời.
Đặc điểm của phương pháp niềng răng khểnh:
- Có thể xử lý hầu hết các trường hợp răng nanh mọc lệch.
- Mang lại hiệu quả cao, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp.
- Không xâm lấn răng thật, là giải pháp bảo tồn răng tối đa.
- Kết quả niềng răng khểnh được duy trì vĩnh viễn.
- Thời gian điều trị khá dài, trung bình sẽ mất từ 1 – 2 năm để điều chỉnh thành công tình trạng mọc lệch của răng.
- Chi phí niềng răng khểnh khá cao, một quy trình điều trị sẽ có chi phí dao động từ 30 – 80 triệu đồng.
Tổng kết
Xét về mặt y học, răng khểnh được xem là một dạng răng mọc sai lệch trên cung hàm, ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau về răng khểnh, nếu răng khểnh mọc lệch không quá nhiều, đồng thời tạo ra nét đẹp duyên dáng trên gương mặt, không nhất thiết phải nhổ bỏ răng khểnh, bạn hoàn toàn có thể giữ lại và chăm sóc hợp lý để hạn chế các bệnh lý răng miệng.
Trong một số trường hợp, nếu muốn giữ lại răng khểnh và điều chỉnh vị trí của răng, bạn có thể tham khảo các kỹ thuật niềng răng hiện nay để bảo tồn răng thật một cách tối đa.
Việc xử lý răng khểnh như thế nào sẽ tùy thuộc khá nhiều vào mức độ mọc lệch cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, do đó để biết cụ thể về phương pháp xử lý răng khểnh phù hợp, bạn nên thăm khám trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để có lời khuyên hợp lý nhất.
Chuyên khoa Răng Hàm mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ – Răng hàm mặt Worldwide là địa chỉ có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực nha khoa, đi cùng với đó là hệ thống thiết bị chẩn đoán hiện đại, giúp cho quy trình khám, chữa bệnh diễn ra chuẩn xác.
Khi gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Thẩm mỹ – Răng hàm mặt Worldwide để được hỗ trợ cụ thể.
Bệnh viện Thẩm mỹ – Răng hàm mặt Worldwide – Hân hạnh phục vụ quý khách hàng!